Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2020

Bí quyết mài dao sắc nhọn của đầu bếp nổi tiếng thế giới

 Dao sau 1 thời gian sử dụng sẽ bị cùn và không được sắc bén. Bài viết sẽ mách bạn một số mẹo mài dao sắc ngọt tại nhà mà không phải ai cũng biết.

Mài dao bằng đá mài, kẹp giấy và nước 

Dụng cụ: 

Đá mài

Bình xịt nước

Vài chiếc kẹp giấy 

Huong dan cach mai dao sac ngot tai nha Giadinhvietnam

Ảnh minh họa

Thực hiện cách Mài dao bằng đá mài, kẹp giấy và nước 

Bước 1 Mài dao bằng đá mài, kẹp giấy và nước 

Bạn chuẩn bị một viên đá chuyên dụng để mài dao. 

Bước 2 Mài dao bằng đá mài, kẹp giấy và nước 

Sau đó xịt nước lên viên đá, rồi dùng vài chiếc kẹp giấy kẹp lên sống dao.

Bước 3 Mài dao bằng đá mài, kẹp giấy và nước 

Đè nhẹ lưỡi dao xuống viên đá mài rồi trượt lên, trượt xuống để mài dao. Bạn nhớ lật để mài cả 2 mặt của lưỡi dao. 

Mài dao bằng đĩa sứ

Chuẩn bị: 1 chiếc đĩa sứ 

Huong dan cach mai dao sac ngot tai nha 1 Giadinhvietnam

Ảnh minh họa

Thực hiện cách Mài dao bằng đĩa sứ:

Bước 1: Bạn chỉ việc lật úp chiếc đĩa sứ xuống bàn. 

Bước 2: Mài dao trên phần đáy nhám của chiếc đĩa. Bạn cũng có thể dùng ly sứ, chén sứ... để thay cho đĩa. 

Mài dao bằng dụng cụ mài kim loại 

Chuẩn bị: Một thanh kim loại chuyên dụng dùng để mài dao

Huong dan cach mai dao sac ngot tai nha 2 Giadinhvietnam

Ảnh minh họa

Thực hiện cách Mài dao bằng dụng cụ mài kim loại 

Bạn chỉ cần miết phần lưỡi dao ma sát với thanh kim loại theo chiều dọc, mài cả 2 mặt của lưỡi dao là được. 

Mài dao bằng giấy nhám 

Chuẩn bị:

1 tờ giấy nhám 

1 cái thớt 

Huong dan cach mai dao sac ngot tai nha 3 Giadinhvietnam

Ảnh minh họa

Thực hiện cách Mài dao bằng giấy nhám :

Bước 1: Đặt tờ giấy nhám lên thớt, có thể lót dưới thớt 1 chiếc khăn để hạn chế trơn trượt trong quá trình mài. 

Bước 2: Mài 2 mặt của dao trên giấy nhám. 

Chỉ trong vòng vài phút là bạn có thể mài dao sắc bén như mới.

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2016

18 mẹo bảo quản rau củ cực hữu ích

Bảo quản rau củ quả tươi lâu mà không biến chất, mất mùi luôn khiến các bà nội trợ phải đau đầu. Một số mẹo nhỏ dưới đây phần nào có thể giúp bạn.


    1. Bảo quản hành lá xắt nhỏ trong chai nhựa

    Nhiều lúc, bạn không dùng hết số hành đã thái sẵn, bảo quản trong túi nilon thông thường có thể làm hành bị nát và mất mùi. Giải pháp tốt nhất là trữ hành trong một chai nhựa cũ. Hành sẽ tươi và giữ mùi được lâu hơn. Chú ý để hành thật khô trước khi cho vào chai.

    2.Muốn xà lách tươi lâu, hãy dùng khăn giấy

    Một tấm khăn giấy cùng màng bọc thực phẩm sẽ giúp rau xà lách của bạn tươi lâu đến cả tuần mà không hề có dấu hiệu héo hay nát.

    3. Bảo quản hành tây bằng tất da chân

    Những đôi tất da chân cũ hỏng có thể tận dụng để bảo quản hành tây tươi lâu tới 8 tháng. Buộc từng củ hành tây theo từng đoạn riêng biệt và treo chúng lên cao như thế này nhé.

    4. Mẹo bảo quản cà chua

    Không để cà chua trong túi nhựa, ethylene bị mắc kẹt trong túi sẽ làm cà chua chín nhanh hơn. Cà chua còn xanh nên đặt trong thùng các tông, để phần núm quả chúc xuống và để nơi thoáng mát để quả chín tự nhiên.


    Cà chua không nên bảo quản trong tủ lạnh. Nếu quả quá chín có thể đặt tạm thời trong tủ và dùng hết trong thời gian ngắn và làm mát tự nhiên trước khi sử dụng.

    5. Bảo quản nấm trong túi giấy

    Túi nilon, túi nhựa kín khí dễ làm nấm bị mốc. Bảo quản nấm tốt nhất nên đặt trong túi giấy và để nơi thoáng mát.

    6. Mẹo giúp chuối tươi lâu hơn

    Dùng màng bọc thực phẩm cuốn chặt phần cuống của nải chuối, cách này có thể giúp chuối tươi lâu hơn từ 3-5 ngày. Chuối cũng tạo ra khí ethelyne nhiều hơn bất cứ trái cây nào khác nên không nên bảo quản chuối chung với các loại hoa quả khác nếu không muốn chúng quá nhanh chín.

    7. Nho khô nên bảo quản trong bình thủy tinh

    Một chiếc bình thủy tinh sạch có nắp kín sẽ giúp nho sấy luôn khô ráo đồng thời giúp bạn dễ dàng quan sát tình trạng của thực phẩm.

    8. Mẹo bảo quản các loại hạt

    Các loại hạt khi được rang chín không những có hương vị thơm ngon hơn còn có thể bảo quản lâu hơn.

    9. Bảo quản hoa quả đã cắt gọt trong lọ đựng mứt

    Một chiếc lọ thủy tinh đựng mứt thành dày, nắp kín sẽ giúp hoa quả đã cắt gọt không bị nát và mất mùi, giữ được lâu hơn cách bảo quản thông thường ít nhất 3-5 ngày.

    10. Giữ gừng trong ngăn đá

    Cách làm này vừa giúp gừng tươi lâu, vừa dễ dàng loại bỏ vỏ gừng khi đem ra sử dụng.

    11. Mẹo bảo quản rau gia vị


    Cần tây, bông cải xanh, rau diếp trước khi trữ trong tủ lạnh nên bọc một lớp giấy bạc. Rau sẽ không bị giập nát đồng thời giữ nguyên hương vị.

    12. Giữ trứng trên kệ

    Ngay cả khi bảo quản trong tủ lạnh, trứng cũng nên được đặt cách biệt và dựng thẳng đứng trong kệ trứng. Trứng được lưu trữ theo cách này sẽ tươi lâu hơn ít nhất 4 tuần so với đặt trong túi nhựa. 

    Vị trí cánh cửa tủ lạnh thường có sẵn khay giữ trứng nhưng đó lại không phải là điểm thích hợp để đặt trứng. Bảo quản trứng tốt nhất là ở ngăn mát cùng sữa, phô mai... ở khoang giữa tủ.

    13. Nước cam giữ hương vị cho đào đông lạnh

    Nước cam rất hiệu quả trong việc giữ mùi vị cho đào đông lạnh. Chỉ cần cắt đôi quả đào, bỏ hạt rồi ngâm trong nước cam trước khi làm đông là bạn sẽ không cần lo lắng về mùi vị sau khi rã đông của chúng.

    14. Thảo mộc tươi có thể bảo quản bằng dầu ô liu


    Các loại thảo mộc tươi có thể ngâm trong dầu ô liu rồi làm đông lạnh. Khi dùng chỉ cần lấy các viên dầu cùng thảo mộc theo định lượng để sử dụng.

    15. Không trữ hành cùng với khoai tây

    Hành và khoai tây để cùng nhau khiến cả hai hỏng nhanh hơn. Chúng nên được bảo quản riêng biệt ở nơi thoáng mát.

    16. Tái sử dụng chai nhựa cho bảo quản thực phẩm

    Những chiếc nắp chai cũ có hiệu quả bất ngờ trong việc bảo quản các gia vị.

    17. Nơi bảo quản sữa trong tủ lạnh


    Sữa nên đặt ở khoang giữa tủ chứ không phải cánh cửa tủ lạnh vì đây là nơi có nhiệt độ ổn định nhất. Sữa khi mở nắp cần luôn bảo quản trong nhiệt độ lạnh để tránh quá trình lên men.

    18. Thường xuyên làm sạch tủ lạnh

    Bất cứ một thực phẩm nào bị hỏng đặt trong tủ cũng khiến việc bảo quản các thực phẩm khác bị ảnh hưởng. Kiểm tra thực phẩm cũ, khử trùng tủ lạnh thường xuyên là việc bất kì bà nội trợ nào cũng cần lưu ý. 




    Chuyên gia 'bật mí' cách chế biến hải sản


    Bên cạnh lợi ích về mặt sức khỏe, mùi vị của các món hải sản cũng rất tuyệt vời. Tuy nhiên, chế biến hải sản vừa ngon, vừa giữ được chất bổ dưỡng không phải ai cũng biết.
    1- Sau khi mua hải sản như tôm, mực…, nếu chưa chế biến ngay nên bảo quản nơi lạnh nhất trong ngăn tủ lạnh 1-2 ngày. Riêng ốc, sò, nghêu không nên cho vào túi nylon, cột chặt miệng vì chúng cũng cần được thở. Tốt nhất nên giữ chúng trong túi vải sạch, rưới nước lên cho có độ ẩm và không cần giữ trong tủ lạnh. Trước lúc chế biến nên loại bỏ những con chết, rửa dưới vòi nước sạch để đảm bảo vệ sinh.
    2- Khi rã đông nên để hải sản trong ngăn mát qua đêm. Nếu cần sử dụng liền nên đặt chúng dưới vòi nước lạnh hoặc cho vào lò vi sóng. Không nên rã đông hải sản bằng cách ngâm vào nước ấm hoặc để ra ngoài nhiệt độ bình thường để tránh nhiễm khuẩn. Hải sản đông lạnh cần thời gian dài để rã đông nhằm đảm bảo được hương vị và dinh dưỡng.

    Sò. Ảnh: TRẦN NGỌC
    3- Hấp hải sản: Khi hấp nghêu, sò, tôm… nên để vỉ cách mặt nước trong nồi hấp khoảng 7 cm. Nhớ đậy nắp thật kín và giảm lửa. Khi nước sôi nên tắt lửa, không mở nắp để nghêu, sò, tôm tiếp tục chín bằng hơi nóng trong khoảng 4-9 phút hoặc vẫn để trên lửa thêm 3-5 phút sau khi hải sản mở miệng. Đừng hấp quá lâu hải sản sẽ trở nên khô, cứng và có thể mất vị ngọt.
    4- Nướng lò: Sau khi ướp hải sản với gia vị nên gói chúng lại bằng giấy nướng và chỉnh nhiệt độ 200-230 độ C.
    5- Nướng chảo: Khi dùng chảo nướng nên nhớ đặt cách ngọn lửa khoảng 5-10 cm.
    6- Nướng lửa: Nên phết lớp dầu mỏng trên vỉ trước khi xếp hải sản lên. Than nướng phải thật đỏ hoặc lửa thật cao. Khi nướng nên trở đều tay và chú ý phết dầu lên hải sản.
    7- Cá đang ướp, chờ chế biến: Đừng để cá bên ngoài mà hãy cho vào tủ lạnh. Khi chế biến nên thái cá dày khoảng 2-2,5 cm. Thường phải làm chín cá trong 10 phút, vì vậy trở mặt cá vào giữa thời gian nấu để đảm bảo độ chín. Nếu lát cá mỏng thì không cần trở để tránh cá bị nát.

    Cá tươi được bày bán ở chợ Bình Điền. Ảnh: TRẦN NGỌC 

    8- Làm chín cá bằng lò vi sóng: Khi nướng cá bằng giấy bạc trung bình cần 15 phút để chín hoàn toàn. Khi thấy thịt cá trở nên đục, vảy cá ở phần bụng dễ bong tróc là cá đã chín.
    9- Không để lẫn lộn hải sản sống và chín: Điều này giúp ngăn chặn vi khuẩn từ hải sản sống xâm nhập vào hải sản đã làm chín. Điều này tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm, tránh mùi tanh của hải sản sống làm mất hương vị món ăn đã chín.




    Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

    10 ghi nhớ giúp bạn trở thành thợ làm bánh chuyên nghiệp


    Hầu hết đối với những người mới bắt đầu học làm bánh thì đều xảy ra những lỗi cơ bản không thể tránh khỏi. Và mỗi lần gặp phải những lỗi đó có thể sẽ khiến bạn cảm thấy chán nản. Sau đây là 10 mẹo làm bánh cơ bản nhất bạn cần lưu ý để không mắc phải những sai làm đáng có. Khi đó bạn có thể dễ dàng tiến bước trên con đường trở thành một thợ làm bánh chuyên nghiệp đấy.
    1. Làm nóng lò trước khi nướng bánh
    Bạn phải dành ra ít nhất 15 phút để làm nóng lò trước khi đem nướng bất kỳ loại bánh nào. Để có những chiếc bánh ưng ý bạn cần phải để lò nóng sẵn đặc biệt đối với các loại bánh như bánh quy, bánh cuộn hay pizza, cần chắc chắn rằng nhiệt độ trong lò ổn định và giữ nhiệt tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra xem rãnh đặt khay nướng bánh của bạn đã đúng vị trí chưa bởi mỗi loại bánh khác nhau thi vị trí đặt khay bánh cũng phải khác.
    2. Đặc biệt chú ý tới nhiệt độ 
    Công thức làm bánh lưu ý tới nhiệt độ thì bạn phải đặc biệt chú ý bởi đôi khi chỉ vì nhiệt độ không đúng mà mẻ bánh của bạn không thành công nổi. Điều này còn quan trọng hơn khi bạn cần đo nhiệt độ của nước hòa với men nở trước khi ủ thành cái. Nước quá nóng sẽ làm “men chết” không nở còn ngược lại nếu nước nguội quá sẽ khiến cho men lâu tan hơn quá trình lên men cũng tốn thời gian hơn.
    3. Chọn đơn vị đo lường chuẩn xác
    Mẹo làm bánh này bạn cần đặc biệt chú ý. Ví dụ như các dạng bột khô luôn chia theo cup hoặc gram hoặc muỗng canh (15g / 15ml) hoặc muỗng cafe (5g / 5ml). Còn các dạng nguyên liệu lỏng sẽ là ml.
    4. Sử dụng nguyên liệu tốt nhất 
    Trứng cũ sẽ không có chất lượng tương đương với trứng gà vừa mới đẻ xong, bột mì cũng chỉ nên sử dụng trong vòng 6 tháng kể từ khi mua. Sử dụng nguyên liệu tốt nhất sẽ giúp bánh của bạn trở nên ngon và tươi hơn bao giờ hết.
    5. Luôn phải chống dính cho khuôn
    Ngoại trừ khuôn chống dính còn đối với tất cả các khuôn làm bánh khác bạn đều phải chống dính cho nó trước khi đổ bột bánh vào nướng. Việc chống dính này có thể dùng bơ lạnh, dầu ăn, bột mì khô hoặc lót giấy nến. Nó sẽ giúp bạn lấy bánh ra một cách dễ dàng hơn. Việc này không áp dụng với các loại bánh không cần chống dính ví dụ như chiffon.
    6. Sử dụng đúng trang thiết bị
    Với một người làm bánh chuyên nghiệp việc ước lượng nguyên liệu để sử dụng cho chính xác khuôn bánh là điều hết sức quan trọng. Nó có ảnh hưởng tới chất lượng cũng như hình dạng bánh. Vì thế mẹo làm bánh số 6 bạn cần nhớ đó là lựa chọn khuôn sao cho phù hợp với khối lượng nguyên liệu của bạn.
    7. Đọc kỹ công thức cũng như kiểm tra chính xác nguyên liệu 
    Chúng ta không thể vừa làm vừa kiểm tra lại công thức hay nguyên liệu đã đủ hay chưa vì thế trước khi bắt tay vào làm bạn cần phải đọc kỹ công thức, chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và bắt đầu thực hiện từng bước một cách chi tiết.
    8. Cẩn thận khi thay thế nguyên liệu
    Hầu hết các công thức làm bánh thường là sự kết hợp của nhiều chất hóa học do vậy việc bạn thay đổi 1 nguyên liệu nào đó trong công thức đôi khi lại gây ra tác dụng phụ đối với công thức làm bánh. Bởi không phải nguyên liệu nào cũng có thể thay thế được cho nhau. Ví dụ như nếu không có bột tartar bạn có thể thay bằng nước cốt chanh nhưng không thể thay thế bột nở (baking powder) bằng men nở (instant yeast) được.
    9. Thời gian thực hiện phải chính xác
    Rất nhiều các loại bánh khi thực hiện có các khoảng thời gian khác nhau vì thế cho nên bạn cần phải tính toán cho thật chính xác khoảng thời gian cần bỏ ra để hoàn thành và có thể mang lên phục vụ. Ví dụ như bánh mousse hoặc cheesecake sẽ có một khoảng thời gian cần để đông trong tủ lạnh trước khi dùng.
    10 ghi nhớ giúp bạn trở thành thợ làm bánh chuyên nghiệp
    10. Nhìn vào sản phẩm của bạn
    Để kiểm tra xem kem đã đánh đủ bông chưa hay bánh như vậy đã chín chưa cần thực hiện bằng chính kinh nghiệm và mẹo làm bánh của bạn chứ đừng dựa theo khung thời gian cố định của công thức đưa ra. Bởi mỗi lò nướng hoặc mỗi máy đánh trứng sẽ có một công suất khác nhau nên không thể nào áp dụng hoàn toàn về mặt thời gian cũng như nhiệt độ của công thức cho món bánh bạn thực hiện. Điều này có thể ban đầu hơi khó khăn nhưng khi “hiểu” được lò nướng cũng như các trang thiết bị khác của gia đình bạn, bạn sẽ thực hiện chúng một cách hoàn hảo thôi.



    Áp dụng quy tắc 10-15 để luộc gà ngon, vừa chín tới

    Cách thực hiện:
    - Gà sau khi rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước vào cho xâm xấp gà, thêm một nhúm muối nhỏ.
    - Đun sôi gà với lửa vừa, không quá to hoặc quá nhỏ lửa.
    - Khi nước vừa sôi tới, vặn cho lửa nhỏ liu riu rồi đun tiếp 15 phút nữa thì tắt bếp.
    - Bắc nồi luộc gà xuống, để nguyên gà trong nồi 10 phút nữa rồi vớt gà ra cho ráo nước. Lúc chặt ra, bạn đã có một đĩa gà ngon vừa chín tới.
    Lưu ý:
    - Mẹo này cũng có thể áp dụng cho vịt, ngan.
    - Nếu là gà tơ hoặc gà cỡ nhỏ, chỉ cần đun sôi 10 phút, sau đó tắt bếp và để nguyên gà trong vòng 15 phút nữa.
    - Nếu con gà quá to hoặc quá dày, khi chặt ra bên trong còn đỏ, hãy gắp các miếng thịt đỏ này vào đĩa rộng vành, bọc màng thực phẩm rồi cho vào lò vi sóng quay ở chế độ rã đông, thịt sẽ chín đều.
    - Nếu bạn đổ không ngập nước , thì trong quá trình luộc và om trên bếp, nhớ trở gà 1-2 lần.




    Cách lọc xương cá chuyên nghiệp dành cho các bà nội trợ

    Chỉ cần vài phút cùng các thao tác đơn giản dưới đây, bạn sẽ có thể lọc sạch xương cá mà vẫn giữ nguyên dáng hình con cá.

    Nguyên liệu:
    1 con cá hồi
    1 con dao sắc
    1 chiếc thớt
    me
    Đặt cá lên thớt như hình vẽ. Dùng dao khứa ngang phần đầu.
    me
    Tiếp tục rạch một đường từ đầu cá xuống đuôi cá, bỏ nội tạng.
    me
    Rạch tiếp một đường từ lưng cá xuống phần đuôi.
    me
    Cầm phần thịt cá đã rạch và lóc xuống tận đuôi cá.
    me
    Vậy là bạn đã xẻ thịt cá nhanh gọn rồi đấy.
    me
    Lật mặt còn lại lên và tiến hành thứ tự theo các bước trên.
    me
    Bước cuối cùng cũng đã hoàn thành.
    Với cách lọc xương cá như trên đảm bảo các bà nội trợ sẽ không còn ngại ngần trong việc lọc xương cá nữa .
    Cách 2
    Chuẩn bị:
    - 1 Con cá lóc
    - 1 con dao sắc
    - 1 cái kéo sắc
    Cách làm:
    me
    Việc lọc xương cá theo các này con cá vẫn đảm bảo nguyên hình giúp cho viêc chế biến  được hấp dẫn hơn.
    1. Dùng sống lưng dao của bạn để gõ đầu cá lóc cho cá chết, đánh sạch vảy hoặc lạng sạch da nếu bạn không thích ăn da tùy thích
    2. Dùng kéo sắc lần lượt cắt hết phần vây ở lưng, ở bụng, hai bên ức và đuôi con cá
    3. Để kéo ngay ở phần ức cá, sau đó cắt đến phần rốn, móc ruột ra, rửa sạch dưới vòi nước chảy phần máu tanh.
    4. Dùng dao sắc cắt xương con hai bên xương sống.
    5. Tiếp đên dùng kéo để cắt bỏ xương sống (cắt từ đuôi đến vừa chạm đầu)
    6. Dùng dao để lạng bỏ phần xương nhỏ 2 bên xương sống cá, chú ý chỉ lạng lớp mỏng sát lớp xương con cá thôi nhé.
    Vậy là chúng ta đã hoc xong các lọc xương cá lóc rồi, sau kho lọc xương xong, các lóc có thể dùng cho các món nhồi nhân vào bụng cá để hấp, hay là nướng (Cá lóc nướng), món om (Cá lóc đồng om chuối) hoặc chiên... đều rất dễ dàng.
    Việc lọc xương cá theo các trên con cá vẫn đảm bảo nguyên hình giúp cho viêc chế biến món ăn được hấp dẫn hơn và quan trọng là mọi người không bị hóc xương cá vì cá đã được lọc sạch rồi.